Việc chăm sóc cơ thể không đúng cách trong ngày đèn đỏ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với sức khoẻ và khả năng sinh sản của nữ giới. Chính vì vậy, bài viết này sẽ chia sẻ đến các chị em các bí quyết chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ để ngày “ấy” không còn là nỗi lo. Cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Tầm quan trọng của việc chăm sóc cơ thể ngày đèn đỏ
Chăm sóc cơ thể ngày đèn đỏ là việc làm vô cùng quan trọng. Nguyên nhân là do vào những ngày đèn đỏ tử cung của nữ giới luôn hé mở khiến cho vi khuẩn rất dễ dàng xâm nhập vào bên trong. Thêm nữa, máu hành kinh lại là môi trường rất thích hợp để các loại vi khuẩn này sinh trưởng và phát triển. Do đó, nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách “cô bé” của các chị em sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, nấm, ngứa dần dần có thể hình thành nên các bệnh phụ khoa.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm trong chu kỳ thường xảy ra nhất là ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì và mới có kinh lần đầu. Vì thế, nếu có con gái đang trong độ tuổi này, các chị em nên chia sẻ và hướng dẫn các em vệ sinh và chăm sóc vùng kín an toàn, đúng cách để giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm.
Cách chăm sóc cơ thể ngày đèn đỏ bạn gái đặ biệt lưu ý
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý trong ngày đèn đỏ sẽ giúp các chị em khắc phục được các triệu chứng do hành kinh gây ra như: rối loạn cảm xúc (tâm trạng lên xuống thất thường) và đau bụng kinh.
Một số loại thực phẩm các chị em nên bổ sung vào thực đơn trong những ngày đèn đỏ là:
– Thực phẩm giàu protein: có nhiều trong thịt heo, thịt bò, tim, gan, trứng. Protein có tác dụng ổn định lượng đường trong máu từ đó hạn chế được tình trạng tụt huyết áp và chứng thèm đường trong chu kỳ.
– Thực phẩm giàu canxi: có nhiều trong tôm, cua, cá, sò, các loại đậu, bông cải xanh, sữa…Canxi có tác dụng làm giãn cơ, giúp giảm bớt chứng thống kinh và đau nhức vùng thắt lưng.
– Thực phẩm giàu vitamin B6, C, E: Thời kỳ kinh nguyệt các chị em nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin B6 có trong hạt dẻ, bông cải xanh, cà chua, ngũ cốc…để làm giảm các triệu chứng tăng cân và đầy hơi. Vitamin C có nhiều trong cà chua, cam, quýt…sẽ giúp chị em duy trì được nguồn năng lượng dồi dào. Và thực phẩm giàu vitamin E có nhiều trong hạt dẻ, bơ, đu đủ…để làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt (đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, da nổi mụn…)
– Trái cây: Các loại quả ngọt như táo, lê, quýt…sẽ giúp các chị em giảm bớt cảm giác thèm đường. Ngoài ra các loại quả này cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất nên cũng giúp làm giảm cảm giác mệt mỏi đáng kể.
Lưu ý: trong chu kỳ kinh nguyệt chị em không nên ăn các thực phẩm lạnh hoặc cay nóng, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích vì có thể khiến cho các triệu chứng đau bụng kinh, rối loạn cảm xúc trở nên trầm trọng hơn.
Chế độ vận động
Vào ngày đèn đỏ chị em nên hạn chế vận động để tử cung không bị co bóp quá mức gây mất máu nhiều, khiến cho cơ thể càng mệt mỏi và khó chịu hơn. Chị em có thể đi bộ nhẹ nhàng nhưng tuyệt đối không nên tập các môn thể thao đòi hỏi quá nhiều sức lực như cử tạ, bơi lội…Trong trường hợp bị đau bụng kinh, các chị em nên nằm nghỉ và chườm ấm vùng bụng dưới để các cơn đau dịu dần.
Cách vệ sinh cơ thể ngày đèn đỏ
Trong những ngày có kinh các chị em nên vệ sinh cơ thể thường xuyên hàng ngày để “cô bé” luôn được sạch sẽ và không bị viêm nhiễm.
Thay băng vệ sinh
Đối với những bạn gái trong tuổi dậy thì, thay băng vệ sinh thường xuyên là việc làm rất cần thiết để bảo đảm an toàn cho vùng kín. Việc làm này cần phải được tiến hành xuyên suốt trong chu kỳ ngay cả những ngày cuối khi lượng máu kinh không ra nhiều.
Khi thay băng vệ sinh các bạn gái cũng nên chú ý thay đúng cách để giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm và mắc các bệnh phụ khoa. Cách thay băng vệ sinh “chuẩn” như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng trước khi thay băng để loại bỏ vi khuẩn trú ngụ ở trên tay.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín với nước ấm.
- Bước 3: Dùng khăn khô lau sạch vùng kín và đóng băng vệ sinh mới.
Lưu ý:
- Thời gian thích hợp để thay băng vệ sinh là 6 giờ/lần với ngày thường và 3 – 4 giờ/lần với những ngày máu kinh ra nhiều.
- Nên sử dụng băng vệ sinh chất lượng để bảo vệ sức khoẻ “cô bé”.
- Cuối chu kỳ, các bạn gái có thể đóng băng vệ sinh mỏng hơn để không bị bí bách, khó chịu và nấm ngứa vùng kín.
Đối với những bạn gái rẻ năng động và những chị em đã có gia đình thay vì dùng băng vệ sinh các chị em có thể dùng cốc nguyệt san để mùa “dâu” trôi đi nhẹ nhàng hơn.
Cốc nguyệt san là sản phẩm vệ sinh phụ nữ dùng để đưa vào âm đạo và hứng đựng kinh nguyệt cho các chị em trong chu kỳ. Với thiết kế ưu việt, cốc nguyệt san hứng đựng được lượng kinh tiết ra trong khoảng thời gian 8 – 12 tiếng nên các chị em sẽ không phải thay cốc và vệ sinh vùng kín nhiều như dùng băng vệ sinh. Hơn nữa do cốc nằm hoàn toàn bên trong “cô bé” và miệng cốc ôm sát thành âm đạo nên các chị em sẽ không có cảm giác cộm, vướng víu, khó chịu hay bị rò rỉ kinh nguyệt ra quần gây mất thẩm mỹ. Với cốc nguyệt san chị em có thể thoải mái vận động và làm những việc mà mình yêu thích trong ngày “ấy”.
>> Tìm hiểu thêm: Cốc nguyệt san là gì? mọi điều cần biết về chiếc cốc kỳ diệu này
Tuy nhiên, cũng giống như băng vệ sinh, việc thay cốc nguyệt san cũng phải được thực hiện đúng cách. Cụ thể:
- Sau khoảng thời gian là 8 – 12 tiếng chị em nên lấy cốc nguyệt san ra ngoài và đổ bỏ lượng máu kinh.
- Trước khi tái sử dụng lại, các chị em phải vệ sinh và tiệt trùng cốc sạch sẽ để loại bỏ hết mùi hôi khó chịu và các vi khuẩn gây bệnh.
- Chị em nên vệ sinh cốc nguyệt san bằng dung dịch vệ sinh cốc chuyên dụng, trong trường hợp không có dung dịch này, có thể dùng dung dịch vệ sinh vùng kín, ngâm trong nước sôi 3 – 5 phút hoặc quay trong lò vi sóng để thay thế.
>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng cốc nguyệt san cho lần đầu MƯỢT MÀ
2.3.2. Vệ sinh “vùng kín”
Bên cạnh việc thay băng vệ sinh thường xuyên thì các chị em cũng cần phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ để loại bỏ hết các chất dịch nhầy gây ra mùi hôi khó chịu và viêm nhiễm, nấm, ngứa.
Hàng ngày các chị em nên:
- Tắm và vệ sinh cơ thể với nước ấm để diệt khuẩn, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm cảm giác mệt mỏi và đau bụng kinh.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 4 lần/ngày, trước khi vệ sinh cần rửa tay sạch sẽ với xà phòng hoặc nước rửa tay.
- Vệ sinh “cô bé” theo đúng trình tự từ trước ra sau tức từ “cô bé” ra bẹn và cuối cùng là hậu môn. Lưu ý, không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo.
Chị em nên tắm với nước ấm để làm sạch và tạo cảm giác dễ chịu cho cơ thể
https://photo-1-baomoi.zadn.vn/w1000_r1/16/09/30/139/20456778/2_20703.jpg
2.3.3. Những lưu ý khi vệ sinh ngày đèn đỏ
Giữ vệ sinh “cô bé” trong chu kỳ kinh nguyệt là việc làm mà các chị em không nên xem thường. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ giúp các chị em chăm sóc “cô bé” tốt hơn trong những ngày này.
- Không nên tắm bồn trong những ngày có kinh nguyệt vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào trong âm đạo dễ dàng hơn.
- Lau khô vùng kín với khăn bông sạch sau mỗi lần vệ sinh.
- Giữ cho quần lót luôn được khô thoáng, không mặc quần lót ẩm ướt vì dễ tạo môi trường ẩm cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
- Không dùng xà phòng để vệ sinh “cô bé” trong những ngày đèn đỏ vì xà phòng có nhiều hoạt chất tẩy rửa nồng độ cao sẽ làm mất cân bằng môi trường của âm đạo, khiến cho vùng kín dễ bị nhiễm trùng hơn. Thay vào đó, chị em có thể vệ sinh “cô bé” với nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ.
Trong những ngày có kinh nguyệt cơ thể của nữ giới rất nhạy cảm cần được chăm sóc kĩ càng và khoa học. Chính vì vậy, hãy chăm sóc bạn gái ngày đèn đỏ đúng cách để cơ thể luôn khỏe mạnh, thoải mái và tránh được nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa không mong muốn nhé.