Thực đơn khoa học và một chế độ sinh hoạt hợp lý là yếu tố hàng đầu để người cao tuổi có sức khỏe tốt, tăng cường khả năng miễn dịch. Ngoài yếu tố dinh dưỡng, người cao tuổi cũng cần được chăm sóc nhiều mặt khác giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số bí quyết giúp tăng cường sức khỏe cho người già.
Mục lục
1. Tập luyện thể dục đều đặn
Ở người cao tuổi, hoạt động của xương khớp, cơ đã bị lão hóa, vì vậy cần phải tăng cường hoạt động thể chất kết hợp tập thể dục thường xuyên. Lối sống tĩnh lại sẽ làm gia tăng khả năng thoái hóa xương khớp, tăng nguy cơ bệnh tật và suy giảm hệ miễn dịch.
Chế độ luyện tập cho người cao tuổi cần được thực hiện đều đặn 3 – 5 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 20 – 60 phút. Mức độ luyện tập cần phụ thuộc vào sức khỏe, cơ thể. Một số hoạt động thể chất phù hợp với người cao tuổi như: Tập dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe, tập yoga…
2. Duy trì giấc ngủ đều đặn, không thức khuya
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động, giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và tái tạo năng lượng các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt giấc ngủ còn quan trọng hơn đối với người cao tuổi. Hơn 40% số người trên 50 tuổi thường bị rối loạn giấc ngủ, vì vậy duy trì giấc ngủ tốt sẽ làm cho tinh thần ổn định, khôi phục và tăng cường trí nhớ, nâng cao hiệu suất trong công việc, phòng chống bệnh tật người cao tuổi.
Người cao tuổi nên ngủ từ 6 – 8h mỗi ngày, ngủ trước 10h và duy trì thói quen này đều đặn.
3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Tuổi già ở người cao tuổi sẽ kéo theo sự suy giảm về hệ miễn dịch và nhiều bệnh lý khác, kèm theo khả năng phục hồi yếu hơn đối với người trẻ. Nhằm có một chế độ chăm sóc cũng như kiểm soát bệnh tật tốt hơn, cách đơn giản nhất là kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Để có một sức khỏe ổn định, yên tâm an dưỡng tuổi già, các chuyên gia y tế khuyến cáo người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
4. Đề phòng tai nạn
Có 2 nguyên nhân cao nhất dẫn tới tai nạn ở người cao tuổi là do: bệnh lý và môi trường. Đa số các trường hợp tai nạn do bệnh lý thường gặp như: Tăng, hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim, mất ngủ, xương khớp hay các bệnh khác như parkinson bị run, rối loạn tư thế, dáng đi…
Bên cạnh đó, những yếu tố như nước đọng, đường đi không bằng phẳng, trơn trượt sẽ khiến người cao tuổi dễ té ngã. Không chỉ ngoài đường mà cả khi ở nhà, nếu đó là khu vực thiếu ánh sáng, cầu thang khó đi, bậc tam cấp quá cao, hay ở những nơi như sàn nước, nhà vệ sinh… tai nạn cũng có thể xảy ra. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có thể té ngã do với tay hoặc lấy đồ trên cao… Vì vậy, người già cần cẩn thận trong quá trình sinh hoạt hằng ngày để đề phòng tai nạn.
5. Tăng cường sức khỏe bằng phương pháp massage trị liệu
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng massage trị liệu rất tốt cho người cao tuổi. Ghế massage toàn thân được tích hợp rất nhiều chức năng như xoa bóp, bấm huyệt, day, miết, massage nhiệt hồng ngoại… rất phù hợp với thể trạng người cao tuổi.
Vậy ghế massage có tác dụng gì, dùng ghế massage có tốt không? Massage giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ thống xương khớp, cải thiện giấc ngủ và là liệu pháp tinh thần rất tốt cho người cao tuổi. Sử dụng ghế massage thường xuyên sẽ giúp cho người cao tuổi ngăn ngừa được các bệnh xương khớp, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp, phòng tránh trầm cảm và thư giãn tinh thần. Người cao tuổi có thể chăm sóc sức khỏe chủ động ngay tại nhà, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Lưu ý khi mua ghế massage toàn thân cho người cao tuổi cần đảm bảo 5 yếu tố:
- Chọn ghế massage phù hợp với tình trạng sức khỏe
- Có chế độ hồng ngoại giúp lưu thông khí huyết
- Có chức năng hỗ trợ vật lý trị liệu
- Chế độ massage nhẹ nhàng
- Ưu tiên sản phẩm dễ sử dụng, có bảng điều khiển tiếng Việt
Tham khảo một số sản phẩm ghế massage tốt cho người cao tuổi tại đây.
6. Cải thiện chế độ dinh dưỡng
Những thay đổi về tuổi tác có thể khiến người cao tuổi khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng. Vì vậy khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi cần lưu ý những điều sau:
- Khẩu phần ăn hàng ngày cần đáp ứng đủ 5 nhóm dưỡng chất: chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất, chất xơ.
- Chế biến món ăn dễ tiêu hóa, mềm, vị nhạt, ưu tiên các món có rau xanh.
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không bỏ bữa nào trong 1 ngày.
- Theo dõi cân nặng, tỉ lệ mỡ, đường huyết trong cơ thể để điều chỉnh cho phù hợp.
- Có kế hoạch về thực đơn hằng ngày, theo dõi và đánh giá kết quả.
Tăng cường sức khỏe cho người cao tuổi là việc làm cần thiết. Vì vậy, người cao tuổi cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì chế độ sống lành mạnh và một tinh thần thoải mái, vừa để cải thiện sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ.