Thương hiệu là khái niệm được xây dựng dựa trên những yếu tố nhằm gây ấn tượng trong tâm trí người tiêu dùng, cùng PharMarketing tìm hiểu rõ về những yếu tố đó trong bài viết sau.
Mục lục
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là bất cứ điều kiện có thể tiếp cận, tác động tới nhận thức khách hàng của một tổ chức/cá nhân. Nó có thể là logo, tên, chữ kí, màu sắc, phong cách… hay đơn thuần là một âm thanh khơi gợi mang tính đặc trưng. Thương hiệu sở hữu tiếng vang lớn giúp sản phẩm bạn kinh doanh trở nên chuyên nghiệp, có tầm ảnh hưởng trên thị trường, tham mưu vào quá trình định giá sản phẩm.
Ý nghĩa thương hiệu đối với doanh nghiệp
Ngoài những giá trị thương mại, thương hiệu mang giá trị vô hình đắt giá, gắn chặt với sản phẩm của bạn. Tác động tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp sở hữu. Bởi vậy, nó mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp.
Tăng khả năng nhận diện tổ chức
“Thương hiệu – Doanh nghiệp” Kể từ khi khai sinh trên thị trường cạnh tranh, hai khái niệm này luôn song hành chặt chẽ với nhau. Thương hiệu được xây dựng hiệu quả, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cũng được định hình chuyên nghiệp và nhận được sự ưu ái từ phía khách hàng, chiếm lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.
Giữ vị trí vững vàng trên thị trường
Đầu tư vào quá trình đẩy mạnh thương hiệu là nền tảng vững chắc giúp tổ chức của bạn trở nên đặc biệt, độc đáo. Thị trường có trở nên phình to, bạn vẫn có cơ sở cạnh tranh sắc bén.
Thu hút khách hàng tiềm năng
Nguồn gốc sản phẩm có tên tuổi luôn được khách hàng tin dùng, đặc biệt hiện nay xuất hiện vô vàn sản phẩm nhái, sản phẩm kém chất lượng. Bạn sẽ rút ngắn được quá trình tìm kiếm khách hàng về cho tổ chức, thay vào đó, khách hàng sẽ đề cao, tín nhiệm thương hiệu và tìm đến sản phẩm của bạn.
Yếu tố cơ bản của một thương hiệu
Thương hiệu được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nhìn chung, mọi thương hiệu sẽ cấu thành bởi 7 yếu tố cơ bản sau:
- Văn hóa doanh nghiệp sở hữu:
Xây dựng thương hiệu để chạm tới điểm mong muốn của khách hàng, đòi hỏi doanh nghiệp sở hữu cần định hình được văn hóa phát triển. Môi trường tốt sẽ là lối mòn trong tư duy của từng cá thể, thống nhất tạo dựng thương hiệu trên tiêu chí thống nhất.
- Kiến trúc thương hiệu:
Bao gồm những yếu tố: Tên, biểu tượng, màu sắc chủ đạo, chủ đề,… là những nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Một trong những tiêu chí giúp bạn có thể thực hiện quá trình tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
- La bàn thương hiệu
Định hướng doanh nghiệp thông qua: Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị muốn hướng đến, mục tiêu. Từ đây, doanh nghiệp của bạn sẽ có cơ sở trong việc xây dựng hình ảnh dài hạn, tránh nguy cơ mất bản chất cốt lõi mong muốn.
- Đặc điểm nhận diện thương hiệu
Bao gồm tất cả những dấu hiệu ảnh hưởng hiển thị mà doanh nghiệp của bạn cung cấp: Logo, hình ảnh, khẩu hiệu,… Giúp cho doanh nghiệp hiện ra trong tâm trí người dùng khi họ nhìn thấy ở bất kì đâu.
- Âm thanh nhận diện
Yếu tố kích thích sự chú ý từ người dùng là âm thanh, một vài giai điệu đặc trưng, giọng nói độc đáo quảng bá về thương hiệu của bạn. Hướng đi này sẽ là phương pháp tối ưu khi muốn gây ấn tượng với người dùng.
- Website
Khách hàng hiện nay ưa chuộng cập nhật thông tin từ môi trường số, đặc biệt là Website. Sở hữu website cung cấp tin tức, thông tin chuyên sâu và truyền tải sứ mệnh doanh nghiệp hiệu quả. Nếu muốn tăng tính chuyên nghiệp cho thương hiệu, bạn nên có website cho riêng mình.
- Phương tiện truyền thông
Social Media là cầu nối giúp mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp trở nên khăng khít. Người dùng có xu hướng dành nhiều thời gian cho các diễn đàn, mạng xã hội. Thương hiệu sẽ dễ dàng được tiếp cận trên các nền tảng này.
Để tạo dựng thành công một thương hiệu chiếm trọn tâm trí người tiêu dùng, bạn cần xác định chính xác mục đích chính và bám theo nó xuyên suốt quá trình xây dựng. Pharmarketing tin rằng từ những thông tin trong bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm thương hiệu, hãy biến nó thành công cụ giúp doanh nghiệp của bạn phát triển hiệu quả nhé.
Nguồn: https://pharmarketing.vn