Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp – đặc biệt là ở bé gái, gây ra bởi vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường tiết niệu. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. Mẹ cùng theo dõi nhé!
Mục lục
1. Nguyên nhân trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu
Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ và đứng thứ 3 chỉ sau bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Thống kê cho thấy có khoảng 3% bé gái và 1% số bé trai dưới 11 tuổi bị ít nhất một đợt nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Phần lớn các trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu do sự xâm nhập của vi khuẩn E.coli vào đường tiết niệu (niệu quản, bàng quang, thận…). Ngoài ra, còn do một số chủng vi khuẩn như Klebsiella, Proteus, Staphylococcus saprophyticus, Pseudomonas, Staphylococcus aureus… Các chủng vi khuẩn này có khuynh hướng khu trú quanh lỗ tiểu và thường đi ngược lên trên gây nhiễm trùng đường tiểu.
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiết niệu nếu trẻ có một trong những yếu tố nguy cơ sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi do hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện.
- Trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài.
- Táo bón, điều kiện vệ sinh kém.
- Trẻ có thói quen nhịn tiểu hoặc uống ít nước.
- Trẻ có tiền sử bị sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, ứ nước tiểu…
- Trẻ có hệ tiết niệu bị dị tật bẩm sinh làm ứ đọng nước tiểu và gây ra tình trạng nhiễm khuẩn.
- Trẻ mắc các bệnh liên quan đến suy giảm hệ thống miễn dịch.
- Bé trai bị hẹp bao quy đầu.
2. 4 biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu
Dưới đây là 4 biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu được nhiều chuyên gia khuyến nghị mà mẹ có thể tham khảo:
2.1. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần thay tã/bỉm cho bé thường xuyên tránh để chất thải tiếp xúc với da bé trong thời gian dài, dễ gây viêm nhiễm. Thông thường, mẹ cần phải thay bỉm cho trẻ sau 2 – 4 tiếng tùy tần suất cũng như lượng chất thải của từng trẻ. Mẹ nên chọn các sản phẩm bỉm chất lượng để đảm bảo sự an toàn của trẻ khi sử dụng, tránh bị mẩn đỏ, dị ứng. Mẹ có thể tham khảo review bỉm dán để lựa chọn sản phẩm nhé.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý sau những lần trẻ đi đại tiện, mẹ cần vệ sinh cho bé bằng nước muối sinh lý để loại bỏ những vi khuẩn bám trên bề mặt da bé, từ đó ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn.
2.2. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách
Đối với những trẻ đã tự đi vệ sinh được thì các bậc cha mẹ nên tập dần cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng cách. Đối với bé gái, mẹ hướng dẫn trẻ vệ sinh từ phía trước ra phía sau để tránh vi khuẩn vào lỗ tiểu gây nhiễm trùng ngược dòng sau mỗi lần đi vệ sinh. Mặt khác, mẹ cần giáo dục cho trẻ những tác hại của việc nhịn đi tiểu để từ có trẻ có ý thức tự giác hơn.
Với trẻ đã lớn nhưng vẫn chưa tự đi vệ sinh được, mẹ có thể tập bỏ bỉm dần cho trẻ kết hợp với việc hướng dẫn trẻ đi vệ sinh hoặc nhờ giúp đỡ của người lớn khi muốn đi vệ sinh. Trong giai đoạn bỏ bỉm, mẹ có thể tham khảo sản phẩm tã dán rẻ mà vẫn chất lượng để tiết kiệm chi phí bỉm tã cho con.
2.3. Uống đủ nước
Cho trẻ uống đủ nước sẽ làm loãng nước tiểu, tăng quá trình loại bỏ độc tố và xác vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Song song với đó, mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu.
2.4. Thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường
Ngay khi trẻ có một trong những dấu hiệu sau, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Khi trẻ đi tiểu thấy mùi hôi, tiểu ra máu.
- Đau lưng hoặc đau vùng bụng dưới.
- Sốt trên 38 độ C và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Phát ban.
- Trẻ sốt, kém ăn, nôn nhiều, quấy khóc.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về nguyên nhân cũng như cách phòng ngừa nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ nhỏ. Hi vọng rằng qua bài viết mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để từ có xây dựng cho trẻ lối sống khoa học, lành mạnh. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào có thể để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để được giải đáp sớm nhất nhé!