Công chứng tại nhà là việc công chứng không cần phải đến trụ sở vì vậy ưu điểm của nó sẽ diễn ra nhanh chóng và không rườm rà nhưng chắc chắn sẽ có rất nhiều điểm lưu ý và lưu ý đó là gì? TinViệt365 sẽ gửi đến 3 lưu ý mà bạn nên chú ý thật kỹ trước khi công chứng tại nhà.
Mục lục
Các trường hợp có thể được công chứng tại nhà
Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định rõ việc công chứng phải được thực hiện ở trụ sở chính tổ chức hành nghề. Trừ các trường hợp sau:
- Người cần công chứng là người cao tuổi, không đi lại được;
- Người đang bị bắt giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù;
- Có lý do thuyết phục khác mà không thể đến trụ sở công chứng như: không đi lại được, già yếu,…
Như vậy chỉ có 3 trường hợp đặc biệt là được công chứng tại nhà, điều này giúp giảm thời gian đi lại cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của người cần công chứng. Người cần công chứng phải ghi rõ các thông tin như: Lý do, địa điểm và thời gian yêu cầu công chứng vào phiếu yêu cầu. Vì thế công chứng tại nhà có an toàn không? Vô cung an toàn nếu bạn làm theo quy định.
Công chứng tại nhà không đúng theo quy định vừa nêu trên sẽ bị phạt 1 – 3 triệu đồng (khoản 1 Điều 14 Nghị định 110/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP)
Công chứng viên phải chứng kiến và làm chứng việc ký văn bản
Người cần công chứng, người làm chứng và người phiên dịch phải ký vào hợp đồng bắt buộc phải giao dịch trước mặt công chứng viên (Điều 48 Luật Công chứng 2014). Quy định là vậy nhưng thực tế khi công chứng tại nhà, thì rất nhiều trường hợp sẽ không có công chứng viên làm chứng và điểm chỉ mà thường là thư ký của công chứng công chứng viên (người mang hồ sơ đến ký và chứng kiến việc ký, điểm chỉ) .
Theo điểm d khoản 2 Điều 14 Nghị định 110/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP sẽ phạt công chứng viên khi không chứng kiến việc người cần công chứng, người làm chứng, người phiên dịch ký hay điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch 3 – 7 triệu đồng.
Không bắt buộc phải điểm chỉ
Việc điểm chỉ sẽ được thay thế việc ký tên trong trường hợp người cần công chứng, người làm chứng, người phiên dịch không biết ký tên, không biết chữ hoặc khuyết tật không ký được. Khi chỉ điểm, người cần công chứng, người làm chứng, người phiên dịch có thể sử dụng ngón tay trỏ bên phải. Nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ bên phải sử dụng ngón trỏ bên trái. Và nếu không thể điểm chỉ bằng 2 ngón trỏ, bạn có thể sử dụng những ngón khác và ghi lại ngón đó ở bàn tay nào.
Việc điểm chỉ có thể thực hiện song song với việc ký ở những trường hợp sau:
- Công chứng di chúc
- Người cần công chứng đề nghị
- Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người cần công chứng
Vì vậy, việc điểm chỉ là không bắt buộc nhưng phần lớn công chứng viên đều đề nghị người cần công chứng thực hiện đồng thời việc ký và điểm chỉ vào văn bản công chứng. Như vậy bạn đã biết lợi ích của việc công chứng tại nhà và những trường hợp nào thì được công chứng. Chúc bạn thành công và gặp nhiều may mắn! Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị công chứng tại nhà thì TinViet365 xin giới thiệu đến bạn:
Dịch vụ công chứng tại nhà (UY TÍN, GIÁ RẺ, THỦ TỤC NHANH 30 PHÚT)
- Hà Nội: Số 83 Giải Phóng, Hoàng Mai
- TP.HCM: Số 82 Đỗ Xuân Hợp, Quận 9
- Điện thoại – Zalo: 0822 607 555
- E-mail: congchungtainha.com@gmail.com
- Website: https://congchungtainha.com
- Facebook: fb.com/Dichvucongchung